Sáng tạo Review phim bằng tiếng Anh khiến người xem không thể rời mắt

Review phim qua bài viết hoặc video hiện đang là xu hướng nổi bật trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, TikTok, WordPress,..). Nhiều người có hứng thú với việc Review phim bằng tiếng Anh nhưng lại không biết cách diễn đạt và thiếu vốn từ vựng về chủ đề này.

Review phim bằng tiếng Anh

Review phim bằng tiếng Anh

Đừng lo lắng vì chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách review phim đơn giản nhưng sẽ gây được hứng thú cho người xem.

1. Bố cục bài viết review phim bằng tiếng Anh

Dù review qua bài viết hay video thì điều quan trọng nhất vẫn là soạn ra được bài viết về nội dung, diễn viên, điểm hay của bộ phim. Từ đó, bạn sẽ thay đổi cách hành văn, giọng đọc sao cho phù hợp với tiêu chí đăng tải review sau cùng.

Đồng thời bạn buộc phải sắp xếp, lựa chọn các ý sao cho hợp lý và rành mạch, đồng thời bộc lộ cảm nhận riêng về bộ phim. Dưới đây là bố cục tổng thể cho một bài viết review phim bằng tiếng Anh.

Lên bố cục để có một bài review phim hoàn hảo

Lên bố cục để có một bài review phim hoàn hảo

1.1. Phần mở bài

Bạn cần nêu ra một số thông tin khái quát về bộ phim:

  • Tên bộ phim, năm công chiếu
  • Đạo diễn
  • Lý do bạn lựa chọn thưởng thức bộ phim này (Không bắt buộc)

Gợi ý: 

Harry Potter is one of the most favorite movie series to me. I ᴡaѕ introduced to thiѕ bу friendѕ and I was binge-watch the whole series of movies and books. The film iѕ baѕed on the beѕt-ѕelling noᴠel bу JK.Roᴡling.

(Harrу Potter là một trong những bộ phim уêu thích nhất đối với tôi. Tôi được bạn bè giới thiệu ᴠề nó ᴠà đã say sưa xem toàn bộ sê ri phim và sách. Bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuуết bán chạу nhất của tác giả JK.Roᴡling)

1.2. Phần thân bài

Nội dung chính của bộ phim

  • Diễn viên chính và thứ chính
  • Nhân vật nổi bật nhất xuyên suốt phim
  • Phân cảnh làm bạn ấn tượng nhất trong bộ phim là gì?

Điều bạn cần đặc biệt lưu ý là đừng vi phạm nguyên tắc số một của một bài review phim – “spoil” quá nhiều. Điều này sẽ làm giảm hứng thú và phá hỏng trải nghiệm xem phim của người xem.

Gợi ý: 

The story starts when 11-year-old orphan Harry finds that his parents were wizards and he begins his schooling in magic at Hogwarts School of Witchcraft and Wizardry. There he makes two dear companions, Ron and Hermione, who share his experiences.

Each film closes decisively, frequently with a fight among Harry and his most horrendously awful adversary, the malevolent wizard Lord Voldemort.

As well as Harry, Ron and Hermione, there’s an immense assortment of characters, including understudies, teachers, dark wizards, phantoms and fantasy creatures. Non-magic individuals are called Muggles. The cast is incredible.

The acting’s remarkable, and, surprisingly, the most odd of characters are absolutely acceptable. The special effects are astounding and cause wizardry to appear to be totally conceivable!

Game number 1 of the witches, Quidditch, is played on broomsticks. Various procedures were utilized to make the effects that make the actors look as though they’re flying.

(Câu chuyện bắt đầu khi cậu bé mồ côi 11 tuổi Harry phát hiện ra rằng cha mẹ mình là phù thủy và bắt đầu đi học về phép thuật tại trường đào tạo phù thủy và pháp sư Hogwart. Ở đó, cậu có hai người bạn đồng hành thân thiết, Ron và Hermione, những người cùng chia sẻ trải nghiệm với mình.

Mỗi bộ phim khép lại một cách dứt khoát, thường xuyên với cuộc chiến giữa Harry và kẻ thù khủng khiếp nhất của cậu, phù thủy độc ác – Chúa tể Voldemort.

Cũng như Harry, Ron và Hermione, có vô số nhân vật, bao gồm học sinh, giáo viên, phù thủy hắc ám, ma quái và sinh vật huyền bí. Những người sinh ra không có phép thuật được gọi là Muggles. Dàn diễn viên gây kinh ngạc lớn.

Diễn xuất tuyệt vời, và ngạc nhiên là những nhân vật kỳ quặc nhất lại hoàn toàn có thể chấp nhận được. Các hiệu ứng đặc biệt thật đáng kinh ngạc và khiến thuật thuật xuất hiện là điều hoàn toàn có thể tưởng tượng được!

Trò chơi số 1 của các phù thủy, Quidditch, được chơi trên chổi. Nhiều quy trình khác nhau đã được sử dụng để tạo ra các hiệu ứng làm cho các diễn viên trông như thể họ đang bay)

1.3. Phần kết bài

Ở phần kết, bạn sẽ cần nêu cảm nghĩ của mình hay thông điệp mà bộ phim muốn gửi gắm.

Gợi ý: 

The films are imaginative, hilarious, frightening, of course, magical! Things that make them the most famous fantasy movies are they combine action, fantasy, and friendship.

If you’re fond of adventure and magic, you’ll love the Harry Potter films!

(Bộ phim giàu trí tưởng tượng, vui nhộn, đáng sợ, tất nhiên là có cả ma thuật! Điều khiến chúng trở thành những bộ phim giả tưởng nổi tiếng nhất là chúng kết hợp giữa hành động, giả tưởng và tình bạn.
Nếu bạn thích phiêu lưu và phép thuật, bạn sẽ thích bộ phim Harry Potter!)

Tuỳ theo từng bộ phim và năm phát hành, bạn cũng có thể thông tin cho người xem về giải thưởng bộ phim đem lại, doanh số công chiếu tại rạp, đánh giá của chuyên gia, người xem,…

Lưu ý rằng bài review bạn cần có cái nhìn khách quan, chân thực và được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, tránh việc trình bày theo hướng dài dòng, lạc đề.

2. Lựa chọn hình ảnh minh hoạ

Một bài viết sẽ rất nhạt nhẽo nếu thiếu đi hình ảnh minh hoạ. Bạn có thể đăng tải bài viết kèm theo poster chính thức của bộ phim, hay thậm chí là ảnh từ người hâm mộ.

Poster chính thức của bộ phim Harry Potter và Hòn đá Phù thủy

Poster chính thức của bộ phim Harry Potter và Hòn đá Phù thủy

Poster do người hâm mộ loạt phim đăng tải

Poster do người hâm mộ loạt phim đăng tải

3. Bộ từ vựng tiếng Anh phổ biến về chủ đề phim ảnh

Bạn không thể viết review phim bằng tiếng Anh khi không có đủ vốn từ vừng về nó được. Dưới đây là một số từ vựng về chủ đề phim ảnh mà bạn nên biết:

Từ vựng tiếng Anh phổ biến về chủ đề phim ảnh

Từ vựng tiếng Anh phổ biến về chủ đề phim ảnh

Cast: dàn diễn viên

Character: nhân vật

Cinematographer: đạo diễn hình ảnh (người chịu trách nhiệm về hình ảnh)

Cameraman: người quay phim

Background: bối cảnh

Director: đạo diễn

Entertainment: hãng phim

Extras: diễn viên quần chúng

Film critic: người bình luận phim ảnh

Film premiere: buổi công chiếu bộ phim

Film buff: người rành về phim ảnh

Filmgoer: người thường xuyên xem phim tại rạp

Plot: cốt truyện, kịch bản

Scene: cảnh quay

Screen: màn ảnh, màn hình

Scriptwriter: biên kịch

Movie star: ngôi sao, minh tinh màn ảnh

Movie maker: nhà làm phim

Main actor/actress: nam diễn viên chính/nữ diễn viên chính

Producer: nhà sản xuất phim

Trailer: đoạn ra mắt phim

Action movie: phim thể loại hành động

Adventure movie: phim thể loại phiêu lưu, mạo hiểm

Cartoon: phim hoạt hình

Comedy: phim hài

Crime & Gangster Films: Phim thể loại hình sự

Drama movie: phim chính kịch

Documentary: phim tài liệu

Family movie: phim gia đình

Horror movie: phim kinh dị

Historical movie: phim thể loại cổ trang

Musical movie: phim ca nhạc

Romance movie: phim thể loại tâm lý tình cảm

Sci-fi (science fiction) movie: phim thể loại khoa học viễn tưởng

Tragedy movie: phim bi kịch

Sitcom movie: Phim hài dài tập

War (Anti-war) Films: Phim thời chiến tranh

Westerns Films: Phim miền Tây

4. Lời kết

Hy vọng các bạn có thể bắt đầu “chắp bút” sáng tạo cho những bài viết, video review phim đầu tiên của mình sau khi tham khảo bài viết trên. Hãy thường xuyên theo dõi trang web của chúng tôi để có thể biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *