Trong ngữ pháp Tiếng Anh, bên cạnh các cấu trúc câu bị động thông thường, chúng ta còn bắt gặp các dạng câu bị động đặc biệt.
Để giúp các bạn hiểu rõ và sử dụng thành thạo, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 9 dạng đặc biệt của câu bị động với chi tiết công thức và cách dùng của từng dạng nhé.
Chi tiết 9 cấu trúc câu bị động đặc biệt (Special passive voice)
Chúng ta đã quen với cấu trúc câu cơ bản trong Tiếng Anh S + V + Object, tuy nhiên, bạn cần lưu ý là theo sau động từ có thể có 2 tân ngữ:
Công thức câu có 2 tân ngữ:
S + V + Object 1 + Object 2
►Trong đó:
Object 1 là tân ngữ gián tiếp, nhằm đề cập đến một người, một vật hay một việc không liên quan chặt chẽ đến động từ chính.
Object 2 là tân ngữ trực tiếp, nhằm đề cập đến một người, một vật hay một việc liên quan mật thiết hoặc chịu tác động trực tiếp từ động từ chính.
Ví dụ: My parents bought me a smartphone for my birthday. (Bố mẹ tôi mua cho tôi chiếc điện thoại thông minh nhân ngày sinh nhật.)
►Trong đó
“me” là tân ngữ gián tiếp
“a smartphone” là tân ngữ trực tiếp
Khi chuyển sang dạng bị động đặc biệt, bạn có thể áp dụng 2 công thức sau:
Tân ngữ gián tiếp (Oi) làm chủ ngữ:
S + be + VpII + Od
Tân ngữ trực tiếp (Od) làm chủ ngữ:
S + be + VpII + giới từ + Oi
Ví dụ:
Câu chủ động: The flight attendant is showing passengers safety rules. (Tiếp viên hàng không đang trình bày nội quy an toàn với hành khách).
Câu bị động: Có 2 cách chuyển
Passengers are being shown safety rules by the flight attendant. => Tân ngữ gián tiếp làm chủ ngữ.
Safety rules are being shown to passengers by the flight attendant. => Tân ngữ trực tiếp làm chủ ngữ.
Cấu trúc câu chủ động với V-ing như sau:
V + somebody + V-ing
Trong đó động từ chính thường là các từ như like, dislike, enjoy, hate, imagine, admit, deny, avoid, regret,...
Ví dụ về câu bị động đặc biệt với V-ing
Vì vậy, khi chuyển sang dạng Passive voice đặc biệt, câu bị động với V-ing sẽ có cấu trúc sau:
V + somebody/something + being + VpII
Ví dụ:
Câu chủ động: I dislike people making noise in a meeting. (Tôi không thích mọi người gây ra tiếng ồn trong buổi họp.)
→ Câu bị động: I dislike noise being made in a meeting.
Công thức dạng chủ động của câu với động từ tri giác:
S + V + somebody + V-ing/to V-inf
Trong đó động từ chính là các động từ tri giác như see, watch, notice, hear, look…
Khi chuyển sang thể bị động đặc biệt, ta có công thức:
S + to be + VpII + V-ing/to V-inf
Ví dụ:
Câu chủ động: She saw her son hanging out with some strangers. (Cô ấy thấy con trai mình đi chơi với mấy người lạ.)
→ Câu bị động: Her son was seen hanging out with some strangers.
Khi tìm hiểu về dạng câu bị động “kép”, chúng ta hãy tập trung vào thì được sử dụng trong câu.
Cấu trúc câu chủ động:
S + V1 + that + S2 + V2 + …
TH1: Nếu động từ chính (V1) được chia ở thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn hay hiện tại hoàn thành thì khi chuyển sang dạng bị động sẽ có 3 cấu trúc bị động đặc biệt sau:
It is + V1-pII + that + S2 + V2 + …
S2 + is/am/are + V1-pII + to + V2 (nguyên thể) +…
S2 + is/am/are + V1-pII + to have + V2-pII + …
Ví dụ:
Câu chủ động: Everyone believes that Marina is eligible for financial aid. (Mọi người đều tin chắc rằng Marina sẽ đủ điều kiện đạt trợ cấp tài chính.)
Câu bị động:
→ It is expected that Marina is eligible for financial aid.
→ Marina is expected to be eligible for financial aid.
TH2: Nếu động từ chính (V1) trong câu chủ động được chia ở thì quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn hay quá khứ hoàn thành thì chúng ta sẽ có 3 công thức câu bị động dạng đặc biệt như sau:
It was + V1-pII + that + S2 + V2 + …
S2 + was/were + V1-pII + to + V2 (nguyên thể) + …
S2 + was/were + V1-pII + to + have + V2-pII + …
Ví dụ:
Câu chủ động: People thought that the movie had a terrible ending. (Mọi người nghĩ rằng bộ phim có một cái kết tệ hại.)
Câu bị động:
→ It was thought that the movie had a terrible ending.
→ The movie was thought to have a terrible ending.
Trường hợp 1: Với các câu mệnh lệnh bắt đầu bằng “It’s”, chúng ta có công thức chuyển sang thể bị động dưới đây:
Câu chủ động: It’s one’s duty to + V-inf
→ Câu bị động: S + to be + supposed to + V-inf
Ví dụ:
It is my duty to do the laundry and wash the dishes today. (Nhiệm vụ của tôi hôm nay là đi giặt đồ và rửa bát.)
→ I am supposed to do the laundry and washing dishes today.
Công thức câu bị động đặc biệt dạng mệnh lệnh
Trường hợp 2: Với các câu mệnh lệnh có tính từ “necessary”, khi chuyển sang thể bị động, chúng ta dùng công thức:
Câu chủ động: It’s necessary to + V-inf
→ Câu bị động: S + should/ must + be + VpII
Ví dụ:
It’s necessary to curb the alarming rate of unemployment for fresh graduates. (Chúng ta cần hạn chế tỷ lệ thất nghiệp đáng báo động ở người vừa mới tốt nghiệp.)
→ The alarming rate of unemployment for fresh graduates should/must be curbed.
Trong Tiếng Anh, chúng ta thường sử dụng từ Have hoặc Get khi muốn nhờ vả ai đó. Khi chuyển loại câu này sang thể bị động, chúng ta có cấu trúc câu bị động dạng đặc biệt sau:
Với động từ Have:
Câu chủ động: S + have + somebody + V
→ Câu bị động: S + have + something + VpII
Ví dụ:
I have the doctor prescribe my dose of medicine. (Tôi nhờ bác sĩ kê liều thuốc cho tôi.)
→ I have my dose of medicine prescribed by the doctor.
Với động từ Get:
Câu chủ động: S + get + somebody + to-V
→ Câu bị động: S + get + something + VpII
Ví dụ:
Ms Hoa got her teaching assistant to bring her some materials. (Hoa nhờ trợ giảng mang cho cô ấy tập tài liệu.)
→ Ms Hoa got some materials brought by her teaching assistant.
Đây là dạng câu bị động đặc biệt mang đến nhiều băn khoăn nhất cho các bạn học sinh nếu không nắm vững cách chia động từ chuẩn.
Câu bị động đặc biệt với Make
Câu chủ động: S + make + sb + V-inf
→ Câu bị động: S + be + made + to + V-inf
Ví dụ:
He didn’t win at paper scissors rock so other colleagues made him clean the office. (Anh ấy chơi oẳn tù tì thua nên các đồng nghiệp khác bắt anh ấy lau văn phòng.)
→ He didn’t win at paper scissors so he was made to clean the office by other colleagues.
Câu bị động đặc biệt với Let
Câu chủ động: S + let + sb + V-inf
→ Câu bị động: S + be let/allowed to V-inf
Ví dụ:
Although I forgot to bring my identity card, they still let me come inside. (Dù tôi quên mang thẻ căn cước, họ vẫn cho tôi vào trong.)
→ Although I forgot to bring my identity card, I was still allowed to come inside.
7 động từ đặc biệt bao gồm: suggest, require, request, order, demand, insist, recommend. Cấu trúc câu chủ động với các động từ này có dạng:
S + V + that + Clause (S + (should) + V -inf + O)
Và khi chuyển sang thể bị động đặc biệt, chúng ta dùng công thức:
It + to be + VpII + that + something + to be + VpII
Câu bị động với 7 động từ đặc biệt
Ví dụ:
Our leader suggested that we should launch the marketing campaign two weeks earlier than scheduled. (Đội trưởng đề xuất chúng tôi nên tiến hành chiến dịch tiếp thị sớm hai tuần hơn dự kiến.)
→ It was suggested that the marketing campaign should be launched two weeks earlier than scheduled.
Hẳn trong quá trình học Tiếng Anh, bạn đã bắt gặp không ít các câu dùng chủ ngữ giả IT với cấu trúc:
It + be + adj + for somebody + to V + to do something.
Vậy với dạng câu sử dụng chủ ngữ giả “It”, chúng ta có công thức câu bị động đặc biệt sau:
It + to be + adj + for something + to be done
Ví dụ:
It is impossible for us to turn in the assignments by Sunday. (Chúng tôi không thể nộp bài tập trước Chủ nhật được.)
→ It is impossible for the assignments to be turned in by Sunday.
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu chi tiết công thức và cách dùng các dạng đặc biệt của câu bị động. Qua bài viết trên, hy vọng rằng các bạn có thể sử dụng thành thạo 9 cấu trúc câu bị động đặc biệt khi làm bài tập cũng như khi nói hoặc viết Tiếng Anh nhé.